07:26 25/05/2025
Thay thế hình phạt tử hình bằng hình phạt chung thân không giảm án là phù hợp với chủ trương của Đảng, thông lệ quốc tế, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và đảm bảo tính răn đe của pháp luật
07:26 25/05/2025
![]() |
Bộ trưởng Lương Tam Quang trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. |
Xu hướng pháp luật thế giới hiện nay không tử hình đối với các tội không phải là tội ác. Công ước về các quyền dân sự và chính trị khẳng định, đối với các quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình thì chỉ áp dụng đối với các tội ác nghiêm trọng nhất. Qua khảo sát thực tiễn, hiện có 104 quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình; 28 quốc gia tuy pháp luật còn quy định nhưng trên thực tế không còn áp dụng; 08 quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình trên thực tế nhưng sẽ chỉ áp dụng trong một vài trường hợp bất khả kháng (như tội phạm chiến tranh). Việt Nam là một trong 55 quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình và thi hành án tử hình.
Với tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, những tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, hiện nay chưa phải là thời điểm phù hợp để Việt Nam xóa bỏ hình phạt tử hình. Tuy nhiên, cần hạn chế áp dụng và thi hành hình phạt tử hình, giảm số tội danh có quy định hình phạt tử hình, hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình, bổ sung chế định tù chung thân không xét giảm án... nhằm phù hợp với xu hướng tất yếu, yêu cầu chung của thế giới, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế và tình hình xã hội ở Việt Nam.
Hiện nay, đối với các tội về tham ô tài sản, nhận hối lộ và vận chuyển trái phép chất ma túy, nhiều nước trên thế giới đã yêu cầu Việt Nam phải cam kết không áp dụng hình phạt tử hình hoặc tuyên nhưng không thi hành án tử hình đối với những vụ án về tham nhũng, chức vụ, ma túy, nhưng Việt Nam chưa cam kết. Vì vậy, khi Việt Nam yêu cầu tương trợ tư pháp có liên quan đến án tử hình thì gần như không có phản hồi.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), các mức định lượng và loại hình phạt trong các khung có mức hình phạt cao nhất là tử hình ở một số tội danh còn tương đối rộng (khung hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình), dẫn đến việc xác định căn cứ để áp dụng hình phạt tử hình còn gặp khó khăn trên thực tế. (Ví dụ: các tội sản xuất trái phép chất ma túy, vận chuyển trái phép chất ma túy, mua bán trái phép chất ma túy tại khoản 4 Điều 248, Điều 250, Điều 251 Bộ luật Hình sự đều quy định phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu khối lượng ma túy từ 100 gam heroin, cocaine, methamphetamine... trở lên).
![]() |
Quốc hội xem xét các nội dung của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. |
Hiện nay, việc áp dụng khung hình phạt tù chung thân hoặc tử hình còn bất cập, trong nhiều trường hợp, căn cứ tính chất, mức độ và hậu quả gây ra, nếu phạt tù chung thân thì quá nhẹ, không đảm bảo tính răn đe, tuy nhiên, nếu phạt tử hình lại quá nặng, không phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về hạn chế áp dụng và thi hành hình phạt tử hình.
Việc không thi hành án đối với những người bị kết án tử hình bị bệnh hiểm nghèo như ung thư giai đoạn cuối, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, tiên lượng xấu thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự, đồng thời góp phần giảm thiểu các thủ tục tố tụng không cần thiết đối với những người không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, giúp tiết kiệm chi phí và giảm áp lực cho cơ quan thi hành án.
Những tội danh được bỏ hình phạt tử hình sẽ được thay thế bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án, một mặt đảm bảo quyền được sống của con người, một mặt vẫn đảm bảo cách ly vĩnh viễn họ khỏi đời sống xã hội.
Việc bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh trên nhằm hướng tới hệ thống pháp luật hình sự nhân đạo hơn, phù hợp quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về giảm hình phạt tử hình, phù hợp với truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam, bảo đảm công bằng trong chính sách hình sự đối với các hành vi tương ứng đang được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đồng thời, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với tư cách là thành viên tham gia các điều ước quốc tế về nhân quyền, góp phần thúc đẩy các quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt và tin tưởng lẫn nhau./.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an
07:26 25/05/2025
Thay thế hình phạt tử hình bằng hình phạt chung thân không giảm án là phù hợp với chủ trương của Đảng, thông lệ quốc tế, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và đảm bảo tính răn đe của pháp luật
07:21 25/05/2025
Bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội danh trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật
09:27 24/05/2025
Công an cơ sở triển khai hiệu quả hoạt động đóng góp sửa đổi Hiến pháp 2013
21:16 23/05/2025
Long An: Triển khai các biện pháp cấp bách về công tác PCCC và CNCH
10:24 22/05/2025
Bế giảng khóa huấn luyện công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND năm 2025