15:41 22/11/2024
Thông báo tìm người bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
14:34 26/01/2022
Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo (gọi tắt là Nghị định 137), có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021, thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.
Sau hơn 01 năm có hiệu lực thi hành, người dân vẫn chưa thật sự hiểu đúng về quy định sử dụng pháo tại điều số 17 Nghị định này. Cụ thể điều 17 quy định sử dụng pháo hoa: 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Tuy nhiên, người dân cần hiểu đúng hơn về quy định trên, pháo hoa mà người dân được phép sử dụng, theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 3, Nghị định 137 là sản phẩm được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, màu sắc, ánh sáng trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Đây là loại pháo không có thuốc nổ, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người.
Còn loại pháo hoa nổ là sản phẩm khi có tác động của xung kích thích cơ, điện, nhiệt, hóa tạo ra tiếng rít, tiếng nổ và tạo hiệu ứng, áng sáng màu sắc trong không gian. Hiện nay pháp luật cấm tuyệt đối người dân sử dụng loại pháo này. Nếu người dân sử dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính. Loại pháo hoa nổ chỉ được sử dụng trong các dịp kỷ niệm, bởi những cơ quan, tổ chức nhất định.
Pháo bi hiện đang được bán trái phép trên thị trường.
Ngoài ra, Nghị định 137 cũng quy định người sử dụng pháo hoa phải là “người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”, đó là người từ đủ 18 tuổi trở lên và đủ năng lực hành vi dân sự thì mới được sử dụng pháo hoa. Bên cạnh đó, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa.
Hiện nay, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng pháo được quy định cụ thể tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình cụ thể như sau:
- Tại điểm d, khoản 2, Điều 11 của Nghị Định 144/2021/NĐ-CP, với mức phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ, đối với các hành vi: Che dấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hổ trợ và pháo.
- Tại điểm i, khoản 3, Điều 11 của Nghị Định 144/2021/NĐ-CP, với mức phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ, đối với các hành vi: Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép.
Do đó người dân cần hiểu đúng về quy định sử dụng pháo để tránh vì sự thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật, gây mất an toàn trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới./.
Trúc Phương
15:41 22/11/2024
Thông báo tìm người bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
14:44 21/11/2024
Các trường hợp không được dừng xe, đỗ xe trong Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024
08:50 19/11/2024
Các trường hợp không được vượt xe, điểm mới của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024
14:39 18/11/2024
Bổ sung quy định trừ điểm giấy phép lái xe, một điểm mới của Luật Trật tự an toàn giao thông năm 2024
10:07 18/11/2024
Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải có thiết bị chống bỏ quên trẻ