07:16 11/09/2024
Nhận diện chiêu thức lừa đảo qua điện thoại; cách bảo vệ tiền trong tài khoản ngân hàng
13:29 07/08/2024
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Long An nhận được tin báo của chị N, ngụ huyện Đức Hòa, tỉnh Long An bị một người đàn ông ngụ ở TP.HCM, giới thiệu mua sản phẩm của tập Đoàn Advantage Future thông qua app có tên tương tự. Theo hướng dẫn, chỉ cần lựa chọn sản phẩm mua, chuyển tiền theo số tài khoản do công ty cung cấp, công ty sẽ giúp bán sản phẩm và nhận tiền lời qua app.
Khoảng tháng 3/2024, thông qua mạng xã hội, chị quen biết với người đàn ông giới thiệu, tập Đoàn Advantage Future rao bán các sản phẩm của công ty trên mạng với những quyền lợi hấp dẫn. Nếu mua sản phẩm sẽ được trả tiền gốc và hoa hồng nên chị đã tham gia. Thời gian đầu, công ty tỏ ra làm ăn có uy tín, thực hiện các giao dịch sòng phẳng trên app có tên Advantage Future. Do thấy công ty đưa hình ảnh, video clip đi làm từ thiện nên chị hoàn toàn tin tưởng đầu tư mua các sản phẩm của công ty, với số tiền 1,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, chị còn giới thiệu cho 10 người khác là bạn bè, người thân đầu tư mua sản phẩm của tập đoàn trên, tổng cộng hơn 2,7 tỷ đồng. Cụ thể, qua giới thiệu, anh T, ngụ quận 12, TP.HCM đã mua sản phẩm trên app Advantage Future, với số tiền 950 triệu đồng. Đến tháng 6/2024, app trên không còn đăng nhập được, biết bị lừa đảo nên 11 người trên làm đơn tố cáo đến cơ quan công an.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Long An, nhận tin báo bị lừa đảo của chị P.
Trước đó, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Long An nhận được tin báo của chị P bị một người đàn ông ngụ ở TP.HCM, tự nhận là nhân viên công ty Amazon, lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 2 tỷ đồng.
Theo chị P, vào ngày 27/10/2023, chị nhận được điện thoại từ người đàn ông trên, giới thiệu vào trang Amazon để tạo tài khoản mua hàng trên mạng. Theo hướng dẫn, chị chỉ cần lựa chọn sản phẩm, chuyển tiền theo số tài khoản do người đàn ông đưa. Sau khi chuyển tiền, công ty sẽ giúp bán sản phẩm và chị được quyền rút toàn bộ tiền, không cần lấy sản phẩm mà vẫn nhận được tiền hoa hồng. Sau vài lần giao dịch đầu, chị nhận được tiền qua tài khoản cá nhân như người đàn ông đã thỏa thuận trước đó.
Tuy nhiên, người đàn ông tiếp tục hướng dẫn chị mua sản phẩm có giá trị cao hơn sẽ được lợi nhuận nhiều hơn. Tin lời, chị tiếp tục chuyển số tiền lớn, thì đối tượng đưa ra lý do không trùng khớp thông tin, buộc chuyển tiền thêm để xác thực số tài khoản, nộp thuế thu nhập cá nhân và một số lý do khác… mới nhận lại được số tiền đã chuyển và tiền hoa hồng. Vì nóng lòng lấy lại tiền nên từ ngày 27/10/2023 đến ngày 07/11/2023, chị P đã chuyển 28 lần, tổng số tiền trên 2 tỷ đồng. Sau đó, đối tượng đã chiếm đoạt và cắt liên lạc.
Đây chỉ là một số trong nhiều trường hợp người dân đã bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Mặc dù cơ quan chức năng đã cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người do cả tin nên đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn trên. Để không trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo, người dân cần chủ động nâng cao nhận thức về phương thức, thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng xã hội, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra./.
T.Phượng
07:16 11/09/2024
Nhận diện chiêu thức lừa đảo qua điện thoại; cách bảo vệ tiền trong tài khoản ngân hàng
07:41 09/09/2024
Vì sao các vụ lừa đảo giả danh Công an thường dùng Zalo, lừa đảo đầu tư dùng Telegram và lừa đảo chuyển tiền Facebook
14:34 06/09/2024
Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh cán bộ đăng kiểm gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
14:06 06/09/2024
Cảnh giác trước dịch vụ “Lấy lại tiền bị lừa” trên mạng xã hội
14:47 30/08/2024
Kết quả cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực của Việt Nam" trên địa bàn tỉnh (vòng 1)