09:36 14/10/2024
Công an không giải quyết vụ án, vụ việc qua điện thoại, người dân cảnh giác với đối tượng lừa đảo
07:55 14/03/2024
Thời gian gần đây, Công an các địa phương trong cả nước liên tiếp nhận đơn trình báo của người dân về việc bị lừa số tiền từ vài tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng vì tham gia đầu tư tài chính trên mạng, thậm chí có nạn nhân bị lừa với số tiền lớn đến 57 tỷ đồng.
Các đối tượng thường sử dụng phương thức “Đầu tư tài chính” dựa trên mô hình kinh doanh đa cấp nhưng biến tướng, hình thức phổ biến nhất là lôi kéo tham gia đầu tư tiền ảo trên các sàn giao dịch.
Theo Trung tá Nguyễn Thành Chung - Phó Trưởng Phòng 4 Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an.
Lừa đảo tài chính là loại lừa đảo quy mô nhất trong các loại lừa đảo vì độ phức tập cũng như độ hiểu biết Pháp luật của các đối tượng. Nhiều người bị lừa nhưng vẫn không biết mình bị lừa như thế nào, đã xảy ra nhiều vụ việc, vụ án liên quan đến lừa đảo đầu tư tài chính trên không gian mạng, cũng như các vụ việc, vụ án liên quan đến tiền ảo, tiền mã hóa gây thiệt hại rất lớn về tài sản, gây bức sức trong dư luận nhân dân, có thể kể đến một số phương thức, thủ đoạn phổ biến:
- Kinh doanh đa cấp tiền ảo, tiền mã hóa biến tướng trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản;
- Lừa đảo thông qua hoạt động của các sàn giao dịch ngoại hối, quyền chọn nhị phân (là một hình thức đầu tư mà người tham gia sẽ kiếm tiền bằng cách dự đoán xu hướng của một loại tài sản là tăng hay giảm trong một thời gian xác định)…
Đáng lưu ý trong các giai đoạn giá của một số đồng tiền mã hóa, tiền ảo tăng cũng là thời điểm các đối tượng phạm tội tăng cường hoạt động quảng cáo, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia vào các hoạt động kinh doanh, giao dịch, mua bán tiền ảo, tiền mã hóa trên không gian mạng thông qua các sàn giao dịch. Các website mà các đối tượng đưa ra nhằm mục đích cuối cùng chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư. Các chỉ số giá trên các sàn giao dịch cũng như các trang web giao dịch do đối tượng thiết lập, thì các đối tượng hoàn toàn có thể điều chỉnh chỉ số giá theo hướng có lợi cho các đối tượng mà mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.
Hiện nay có tình trạng nhiều nhóm đối tượng trong nước lập ra các sàn, các trang web giả mạo các sàn của quốc tế, hoặc tự cho ra đời các loại tiền ảo để lôi kéo nhà đầu tư dẫn đến nguy cơ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là rất cao, đây là dấu hiệu để các nhà đầu tư nhận biết các thủ đoạn lừa đảo này.
Thực tế ở Việt Nam khung pháp lý để điều chỉnh quản lý, xử lý đối với tiền ảo, tiền mã hóa chưa cụ thể, chưa rõ ràng và người dân vẫn có thể tham gia giao dịch tiền ảo, tiền mã hóa công khai trên không gian mạng và qua các sàn giao dịch quốc tế cũng như các sàn giao dịch trong nước hoặc thông qua các ứng dụng OTT (dịch vụ truyền thông được cung cấp trực tiếp đến người xem thông qua Internet), trên các hội nhóm, diễn đàn trên không gian mạng. Trên thực tế cũng có một số dấu hiệu để nhận biết, như:
- Đối tượng thiết lập các sàn giao dịch, các trang web giả mạo sàn giao dịch quốc tế sao đó giao cho đội ngũ nhân viên Telesales gọi điện, mời chào nhà đầu tư tham gia vào các nhóm tư vấn, trao đổi qua zalo, Telegram. Sau khi tham gia vào nhóm trên không gian mạng thì đối tượng và các thành viên trong nhóm liên tục nhắn tin, gọi điện để thuyết phục nhà đầu tư tham gia vào các giao dịch đầu tư tài chính, cũng như mua bán tiền ảo, tiền mã hóa trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư tham gia.
Trong thời gian qua lợi dụng việc quy định về tiền ảo, tiền mã hóa cong lỗng lẽo thông qua mạng xã hội xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo khác nhau. Dưới gốc độ cơ quan quản lý cần thực hiện một số giải pháp để phòng ngừa, hạn chế loại tội phạm này:
(1). Nhà đầu tư không nên tin tưởng vào các lời mời chào, các lời hứa hẹn hấp dẫn với mức hoa hồng, lãi xuất cao từ các đối tượng tổ chức các sàn giao dịch, cũng như từ các trang web giao dịch tiền ảo, tiền mã hóa trên không gian mạng.
(2). Nhận thức rõ các rủi ro khi tham gia kinh doanh tiền ảo, tiền mã hóa.
Hiện nay Pháp luật Việt Nam chưa công nhận bất cứ loại hình tiền ảo, tiền mã hóa; cũng chưa có quy định pháp lý quy định phát hành, mua bán, giao dịch, trao đổi tiền ảo, tiền mã hóa do đó người dân phải chịu toàn bộ rủi ro. Vì vậy, người dân phải cần nâng cao cảnh giác khi tham gia các hoạt động đầu tư, huy động vốn, trả thưởng theo mô hình kinh doanh đa cấp, cũng như các hoạt động mua bán giao dịch tiền ảo, tiền mã hóa.
- Bộ Công an đã đưa ra nhiều cảnh báo nếu các hình thức đầu tư mà lợi nhuận mang về gấp 3 đến 4 lần lãi xuất ngân hàng thì các nhà đầu tư cần phải cảnh giác bởi không có hình thức kinh doanh nào mang lại siêu lợi nhuận.
- Trong thời gian tới Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an sẽ phối hợp Công các các đơn vị địa phương và các lực lượng chức năng của các Bộ, ngành liên quan tăng cường rà soát, phát hiện các hành vi vi phạm để kịp thời đấu tranh, xử lý theo quy định của pháp luật./.
Đức Trung
09:36 14/10/2024
Công an không giải quyết vụ án, vụ việc qua điện thoại, người dân cảnh giác với đối tượng lừa đảo
07:44 09/10/2024
Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng công cụ bảo vệ bản quyền thương hiệu để đe dọa, tống tiền
08:08 08/10/2024
Cảnh báo người dùng cẩn trọng trước các tin nhắn giả mạo thương hiệu
07:22 08/10/2024
Cảnh giác lừa đảo mạo danh người nổi tiếng để chiếm đoạt tài sản
14:50 07/10/2024
Chương trình chung tay cứu trợ khẩn cấp đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trên nền tảng VNeID và công bố nền tảng cứu trợ trên VNeID