08:20 25/11/2024
13 điểm mới của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024
09:08 12/03/2024
Thời gian qua, thủ đoạn lừa đảo trực tuyến bằng hình thức giới thiệu việc làm Cộng tác viên (CTV) online là thủ đoạn lừa đảo phổ biến của các đối tượng phạm tội. Đối tượng thông qua các hội, nhóm, trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram… giả mạo là nhân viên của các trang sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada hoặc các tổ chức, doanh nghiệp có thương hiệu và uy tín để tạo lòng tin nhằm chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân. Khoản tiền các đối tượng lừa chiếm đoạt được từ hình thức này thường từ vài trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng.
Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Long An, Cơ quan chức năng đã tiếp nhận nhiều vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức tuyển chọn CTV online, tổng số tiền thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Đơn cử là trường hợp của chị H.T.K.T (35 tuổi) ngụ TP. Tân An, tỉnh Long An đã mất hơn 01 tỷ đồng từ việc làm cộng tác viên bằng cách thực hiện nhiệm vụ like, share các đoạn video, clip theo hướng dẫn của đối tượng. Vào khoảng cuối năm 2023, chị T có quen 01 đối tượng trên facebook tự xưng là nhân viên công ty Shopee hướng dẫn chị T làm nhiệm vụ online bằng cách like, share các sản phẩm và chị T nhận được tiền hoa hồng chuyển về tài khoản ngân hàng. Sau đó, đối tượng hướng dẫn chị T nâng cấp nhiệm vụ để nhận hoa hồng cao hơn bằng cách chuyển tiền vào tài khoản của công ty, lần này chị T vẫn nhận được số tiền lợi nhuận cao hơn. Nhận thấy việc làm này kiếm tiền khá dễ dàng, chị T tiếp tục với gói nhiệm vụ cao hơn, số tiền cần chuyển là hơn chục triệu đồng thì lúc này chị T không nhận được tiền hoa hồng và được thông báo lý do là nạp tiền sai cú pháp, yêu cầu chị chuyển thêm tiền để nhận tổng số tiền cả vốn và lời. Cứ tiếp tục như vậy, đối tượng đưa ra nhiều lý do như: nạp tiền chưa đủ hạn mức, chưa đúng quy trình, nâng cấp gói nhiệm vụ… Với tâm lý muốn lấy lại số tiền trước đó, chị T đã chuyển khoản cho đối tượng nhiều lần với tổng số tiền hơn một tỷ đồng.
Một trường hợp khác là chị N.N.A.T (36 tuổi) ở huyện Cần Giuộc, Long An đã mất hơn 02 tỷ đồng với đối tượng giả danh là nhân viên của Công ty Đông Tây Promotion.
Đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp người dân đã bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Mặc dù cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người do cả tin nên đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ hình thức tuyển cộng tác viên làm việc online hoặc cộng tác viên thanh toán đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử.
Một số hình ảnh lừa đảo “Tuyển Cộng tác viên Online” (nguồn ảnh: Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông).
Thủ đoạn các đối tượng lừa đảo thường dùng là cho các nạn nhân được hưởng mức hoa hồng cao. Thời gian đầu, với các đơn hàng giá trị nhỏ, nạn nhân sẽ được hưởng hoa hồng đầy đủ. Sau đó, với những đơn hàng có giá trị cao, các đối tượng đưa ra nhiều lý do để dẫn dụ và chiếm đoạt số tiền của nạn nhân. Nhiều người bị hại, nhất là những bạn trẻ muốn tìm việc làm thêm, hay những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, ở nhà muốn có thêm thu nhập từ công việc online đã trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo kiểu này.
* Dấu hiệu nhận diện và biện pháp phòng tránh:
- Thủ đoạn ban đầu, các đối tượng hướng dẫn làm nhiệm vụ, sau đó chuyển tiền lợi nhuận để tạo lòng tin, sau đó yêu cầu tạm ứng số tiền lớn để thực hiện gói nhiệm vụ cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn: Nếu bạn được yêu cầu nộp một khoản tiền lớn để thực hiện công việc, hãy cảnh giác.
- Trang web thực hiện nhiệm vụ hoặc thanh toán đơn hàng không an toàn: Kiểm tra xem trang web có đủ các biểu tượng bảo mật như khóa SSL hay "https://" trước URL hay không. Nếu trang không có các biểu tượng này, hoặc có tên miền mở rộng không đáng tin cậy như .vn, .com.vn mà là .top, .cc, .vc, .vip… đó có thể là dấu hiệu của một trang web giả mạo và thông tin của bạn có thể bị đánh cắp.
- Quảng cáo công việc quá hấp dẫn và dễ dàng: Lừa đảo thường hứa hẹn công việc có thu nhập cao và dễ dàng, mà không yêu cầu kỹ năng hay kinh nghiệm; hãy cẩn thận với những đề nghị quá mức hấp dẫn.
- Thiếu thông tin công ty hoặc không có thông tin liên hệ: Kiểm tra thông tin về công ty hoặc người tuyển dụng. Nếu không có thông tin rõ ràng hoặc không có thông tin liên hệ, đó có thể là dấu hiệu của một hoạt động lừa đảo.
- Thiếu hợp đồng hoặc thoả thuận rõ ràng: Khi tham gia vào một chương trình tuyển cộng tác viên, hãy yêu cầu và đọc kỹ hợp đồng hoặc thoả thuận liên quan. Nếu không có hợp đồng hoặc thoả thuận rõ ràng, bạn có thể gặp rủi ro bị lừa đảo.
Khuyến cáo: Người dân cần nhận biết được rằng không có công việc nào là “việc nhẹ lương cao”, không cần bỏ ra công sức mà nhận được nhiều tiền. Đây chỉ là những “chiêu trò” của các đối tượng đưa ra để tạo lòng tin cho nạn nhân, làm “mồi nhử” để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản./.
Long Trần
08:20 25/11/2024
13 điểm mới của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024
15:41 22/11/2024
Thông báo tìm người bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
14:44 21/11/2024
Các trường hợp không được dừng xe, đỗ xe trong Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024
08:50 19/11/2024
Các trường hợp không được vượt xe, điểm mới của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024
14:39 18/11/2024
Bổ sung quy định trừ điểm giấy phép lái xe, một điểm mới của Luật Trật tự an toàn giao thông năm 2024